Giáo dục sớm là gì? Lợi ích và phương pháp học hiệu quả cho trẻ
Loading...
Close menu
Trang chủ > Góc sẻ chia > Giáo dục sớm là gì? Lợi ích và phương pháp học hiệu quả cho trẻ

Giáo dục sớm là gì? Lợi ích và phương pháp học hiệu quả cho trẻ

Tác giả: Apollo English

Trung tâm Anh ngữ Apollo Việt Nam

Tác giả

Apollo English

Apollo English được thành lập năm 1995 bởi hai nhà đồng sáng lập – ông Khalid Muhmood và bà Arabella Peters. Chúng tôi tự hào là Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Anh ngữ 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Tại Apollo, chúng tôi tin rằng giáo dục có sức mạnh thay đổi cuộc sống. Với gần 30 năm nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi trẻ em Việt, chúng tôi tin rằng tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ. Với một phương pháp đúng đắn, tiếng Anh sẽ cùng con mở ra chân trời mới mẻ, giúp con nhận ra đam mê của chính mình, hình thành kỹ năng, kiến thức, tư duy cảm xúc xã hội cần thiết cho tương lai.

Mục Lục

Mục Lục

    Não bộ của trẻ nhỏ giống như một cánh đồng màu mỡ, sẵn sàng đón nhận những hạt giống kiến thức. Trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, hàng triệu kết nối thần kinh được hình thành mỗi giây. Việc giáo dục sớm cho trẻ chính là cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng sự phát triển của "vườn não" này, giúp trẻ phát triển trí tuệ, cảm xúc và xã hội một cách toàn diện.

    Là cha mẹ, chúng ta đều muốn con mình có một tương lai tươi sáng. Giáo dục sớm là quá trình nuôi dưỡng trí tuệ, cảm xúc và kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là tiếng Anh, sẽ giúp con bạn tự tin khám phá thế giới, mở rộng tầm nhìn và đạt được những thành công trong cuộc sống. Để các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục sớm, Apollo English sẽ chia sẻ những lợi ích thiết thực cũng như các phương pháp giảng dạy hiệu quả giúp trẻ học tập một cách tự nhiên ngay từ những bước đi đầu đời.

    Giáo dục sớm là gì?

    Giáo dục sớm là phương pháp học tập dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Mục tiêu của phương pháp này là tạo môi trường học tập lý tưởng, giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh về thể chất và hoàn thiện các kỹ năng xã hội. Qua đó, trẻ sẽ có được nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện cho tương lai về sau. 

    Các hoạt động giáo dục trong giai đoạn này bao gồm kỹ năng ngôn ngữ, trò chơi, âm nhạc, nghệ thuật và các bài học tương tác, đều được thiết kế để phát triển cả tư duy và cảm xúc của trẻ. Đây là thời điểm não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng với 100 tỷ tế bào thần kinh và rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nhờ vào sự nhạy bén tự nhiên này, trẻ có khả năng tiếp thu ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội một cách dễ dàng nếu được nuôi dưỡng trong môi trường học tập của phương pháp Giáo dục sớm.

    Giáo dục sớm là phương pháp học tập dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi

    Giáo dục sớm là phương pháp học tập dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi

    Giáo dục sớm có lợi ích gì cho trẻ?

    Từ 0 đến 6 tuổi, trẻ nhỏ như những nhà khoa học nhí, luôn tò mò khám phá thế giới xung quanh. Bé thường xuyên hỏi các câu hỏi như "cái này là gì?" hay "tại sao?" để hiểu biết thêm về thế giới. Sự tò mò này là điều kiện lý tưởng để bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp giáo dục sớm, giúp khơi dậy niềm yêu thích học hỏi, rèn luyện tư duy logic và phát triển trí tuệ cho bé.

    Đặc biệt, qua quá trình bé học tập, bố mẹ có thể sớm phát hiện những sở thích, thế mạnh và tiềm năng trong con, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến những định hướng và sự đầu tư đúng đắn sau này để con được phát triển tốt nhất. Ví dụ, có những bé rất giỏi nghệ thuật như hội hoạ, âm nhạc, múa, nhưng lại có những bé yêu thích ngôn ngữ hoặc con số. Giáo dục sớm tạo ra một môi trường an toàn, nơi trẻ được khuyến khích khám phá, thử nghiệm và thậm chí mắc lỗi. Điều này giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân, dám nghĩ dám làm và không sợ thất bại..

    Giáo dục sớm giúp trẻ phát triển tốt tư duy và kỹ năng

    Giáo dục sớm giúp trẻ phát triển tốt tư duy và kỹ năng

    Giáo dục sớm không chỉ giúp trẻ phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng một con người toàn diện. Qua các hoạt động nhóm và tương tác xã hội, trẻ học được cách hợp tác, chia sẻ và thấu hiểu người khác, từ đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp như lòng nhân ái, sự tôn trọng và tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất giúp trẻ tăng cường sức khỏe, rèn luyện sự dẻo dai và khéo léo, chuẩn bị cho trẻ một nền tảng thể chất vững chắc để khám phá thế giới.

    Các phương pháp giáo dục sớm hiện nay

    Phương pháp Montessori

    Montessori là một trong phương pháp giáo dục sớm nổi tiếng, do bác sĩ Maria Montessori đến từ Ý phát triển vào đầu thế kỷ 20. Phương pháp này nhấn mạnh đến việc tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ và khuyến khích trẻ tự học thông qua việc khám phá. Lớp học Montessori thường không theo cấu trúc truyền thống mà là một môi trường được chuẩn bị sẵn cho phép trẻ tự do lựa chọn hoạt động học tập phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.

    Phương pháp Montessori khác biệt rõ rệt so với phương pháp giáo dục truyền thống ở cách tiếp cận và mục tiêu giáo dục. Điểm nổi bật của Montessori là tập trung vào việc dạy trẻ kỹ năng sống độc lập, khuyến khích trẻ tự khám phá, tự giải quyết vấn đề và tự chịu trách nhiệm trong quá trình học tập. Điều này giúp trẻ tự tin hơn và có khả năng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Trái lại, phương pháp truyền thống thường dựa trên việc giảng dạy theo khuôn mẫu, nơi giáo viên đóng vai trò trung tâm và trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động hơn, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và khó tiếp thu.

    Giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp Montessori

    Giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp Montessori

    Hoạt động trong phương pháp Montessori đa dạng, từ các bài tập thực hành sinh hoạt hàng ngày như tự chăm sóc bản thân, bảo vệ môi trường đến những hoạt động nâng cao khả năng nhận thức giúp kích thích các giác quan của bé (như phân biệt màu sắc, kích thước, khối lượng, âm thanh,...). Ngoài ra, bé còn được khám phá các hoạt động liên quan đến văn hóa, khoa học và nghệ thuật, giúp mở rộng hiểu biết và nhận thức về thế giới xung quanh.

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    • Khuyến khích trẻ tự học và phát triển khả năng tự lập.
    • Mỗi trẻ được phát triển theo khả năng và tốc độ riêng
    • Khuyến khích sự phát triển cân bằng giữa thể chất, trí tuệ, cảm xúc và xã hội.
    • Học thông qua trải nghiệm thực tế và tương tác trực tiếp với môi trường an toàn, khuyến khích sự khám phá sáng tạo.
    • Học phí thường cao hơn các trường truyền thống do yêu cầu môi trường và vật liệu đặc biệt.
    • Trẻ có thể gặp khó khăn khi chuyển từ một môi trường Montessori sang một môi trường giáo dục truyền thống do sự khác biệt về cấu trúc và phương pháp giảng dạy.
    • Yêu cầu giáo viên có năng lực và sự sáng tạo cao để duy trì môi trường học tập hiệu quả.

     

    Phương pháp Reggio Emilia

    Phương pháp Reggio Emilia là một mô hình giáo dục sớm, được phát triển bởi Loris Malaguzzi và cộng đồng tại thành phố Reggio Emilia - Ý, sau Thế chiến thứ hai. Phương pháp này dựa trên quan niệm rằng trẻ em là những cá nhân đầy tiềm năng, có khả năng tự khám phá và học hỏi thông qua sự tương tác với môi trường và người xung quanh.

    Một điểm nổi bật của phương pháp Reggio Emilia là xem môi trường học tập như một "giáo viên thứ ba", giúp hỗ trợ và khuyến khích bé học hỏi, dựa trên các sở thích, quan điểm và sự phát triển của mỗi bé. Điều này cho phép trẻ tương tác với không gian học tập của mình một cách hiệu quả hơn, tham gia vào việc thiết kế và sử dụng các nguồn tài nguyên xung quanh mình để hỗ trợ quá trình khám phá và học hỏi tự nhiên.

    Giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp Reggio Emilia

    Giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp Reggio Emilia

    Các hoạt động trong phương pháp này tập trung vào việc khuyến khích trẻ tương tác với môi trường xung quanh thông qua trải nghiệm thực tế và biểu đạt ý tưởng cá nhân. Dưới đây là một số hoạt động tiêu biểu:

    • Nghệ thuật rối bóng: Sử dụng con rối cùng hiệu ứng ánh sáng để tạo ra các hình bóng trên tường, từ đó khơi gợi trí tò mò, kích thích trí tưởng tượng và giúp trẻ nghĩ ra những câu chuyện sáng tạo. Hoạt động này giúp trẻ kích thích trí tưởng tượng, phát triển sự thông minh và khả năng sáng tạo một cách tự nhiên.
    • Đi dạo trong tự nhiên & săn tìm kho báu: Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ tham gia các chuyến dã ngoại hoặc đi dạo trong vườn, công viên. Trẻ được khuyến khích tìm kiếm và thu thập các vật thể tự nhiên như lá cây, sỏi, hoa hoặc cành cây. Sau đó, trẻ có thể sử dụng những "kho báu" này để sáng tạo nghệ thuật hoặc thảo luận về những gì bé quan sát được.
    • Tạo âm nhạc từ vật dụng hằng ngày: Trẻ được khám phá âm thanh từ các vật dụng quen thuộc như nắp xoong, chai nước, hoặc dây chun. Giáo viên hướng dẫn trẻ cách kết hợp âm thanh để tạo thành các bản nhạc, qua đó khuyến khích khả năng sáng tạo và cảm nhận âm nhạc.
    • Dự án sáng tạo nghệ thuật: Trong các dự án này, trẻ được làm việc với nhiều loại vật liệu như đất sét, giấy màu, sơn, vải hoặc bìa cứng. Chẳng hạn, trẻ có thể vẽ tranh, tạo mô hình, hoặc điêu khắc để biểu đạt cảm xúc và ý tưởng của mình.

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    • Coi trẻ là trung tâm, khuyến khích tự do sáng tạo và khám phá
    • Môi trường được thiết kế để kích thích và hỗ trợ sự khám phá.
    • Hỗ trợ sự phát triển trí tuệ, xã hội, cảm xúc và thể chất.
    • Khuyến khích trẻ chủ động tìm hiểu và tham gia vào quá trình học.
    • Yêu cầu cao về thiết kế môi trường và chất lượng nguồn lực.
    • Cần giáo viên có kỹ năng cao: Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn và đào tạo sâu.
    • Khó đánh giá kết quả học tập theo tiêu chuẩn chung.
    • Mô hình mở có thể khiến việc áp dụng không nhất quán giữa các trường.

     

    Phương pháp giáo dục sớm STEAM

    Phương pháp giáo dục sớm STEAM là một mô hình kết hợp các lĩnh vực Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Arts), và Toán học (Mathematics) vào quá trình học tập. Phương pháp này tập trung vào việc giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và khả năng làm việc nhóm thông qua các dự án thực tế và hoạt động mang tính liên ngành.

    Một điểm nổi bật của phương pháp STEAM là việc tạo ra các hoạt động học tập thực hành, nơi trẻ không chỉ học lý thuyết mà còn được thực hành và thử nghiệm để hiểu sâu hơn các khái niệm khoa học và kỹ thuật. Điều này giúp trẻ xây dựng sự tò mò tự nhiên và khả năng đặt câu hỏi để tìm kiếm giải pháp. Hơn nữa, việc lồng ghép nghệ thuật vào giáo dục kỹ thuật và khoa học giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, tạo ra những sản phẩm độc đáo và có tính ứng dụng cao.

    Giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp STEAM

    Giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp STEAM

    Các hoạt động trong phương pháp STEAM rất đa dạng và khuyến khích sự sáng tạo thông qua trải nghiệm thực tế. 

    • Dự án khoa học: Tổ chức các hoạt động như quan sát sự phát triển của cây cối, nghiên cứu vòng đời của côn trùng, hoặc làm thí nghiệm đơn giản về nước và không khí. Ví dụ, trẻ có thể học cách tạo ra "mưa nhân tạo" bằng cách đun sôi nước và quan sát hơi nước ngưng tụ.
    • Thực hành kỹ thuật: Khuyến khích trẻ xây dựng mô hình như cầu, tòa nhà hoặc phương tiện giao thông bằng các vật liệu như gỗ, giấy, hoặc LEGO. Hoặc tổ chức các buổi lắp ráp máy móc cơ bản để trẻ hiểu cách hoạt động của bánh răng, đòn bẩy hoặc động cơ nhỏ.
    • Khám phá nghệ thuật: Trẻ có thể tham gia vẽ tranh, điêu khắc bằng đất sét, hoặc thiết kế sản phẩm sáng tạo như thiệp, hộp quà hoặc đồ trang trí. Những hoạt động này không chỉ rèn luyện óc sáng tạo mà còn kết hợp màu sắc, hình học và ý tưởng cá nhân.
    • Giải quyết bài toán thực tiễn: Đưa ra các tình huống giả định, như thiết kế một chiếc thuyền có thể nổi trên nước hoặc tìm cách phân loại đồ vật theo kích thước và màu sắc. Điều này giúp trẻ áp dụng kiến thức toán học và tư duy logic vào cuộc sống.

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    • Khuyến khích trẻ khám phá, sáng tạo và tư duy phản biện.
    • Tích hợp nhiều lĩnh vực, giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, kỹ năng và cảm xúc.
    • Tạo cơ hội cho trẻ áp dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề.
    • Hỗ trợ phát triển kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm.
    • Đòi hỏi giáo viên có trình độ chuyên môn và khả năng tích hợp các lĩnh vực khác nhau.
    • Yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị và tài liệu học tập phù hợp.
    • Mô hình phức tạp, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan (nhà trường, giáo viên, phụ huynh).
    • Mô hình mở có thể khiến việc áp dụng không nhất quán giữa các trường.

     

    Phương pháp giáo dục sớm Shichida

    Phương pháp giáo dục sớm Shichida được phát triển bởi Giáo sư Makoto Shichida tại Nhật Bản, tập trung vào việc phát triển não bộ của trẻ từ 0 đến 6 tuổi, đặc biệt là não phải, nơi chịu trách nhiệm về sáng tạo, tưởng tượng và trực giác. Phương pháp này dựa trên quan niệm rằng mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng vô hạn, và nhiệm vụ của giáo dục là khơi dậy những khả năng tiềm ẩn đó thông qua sự kích thích não bộ phù hợp.

    Một điểm nổi bật của phương pháp Shichida là sử dụng các bài tập đặc biệt như luyện tập thị giác, nghe nhạc cổ điển, thẻ flashcard tốc độ cao và các trò chơi kích thích trí não. Những bài tập này không chỉ giúp kích hoạt các vùng não mà còn tăng cường khả năng ghi nhớ, tư duy logic và sáng tạo của trẻ. Ngoài ra, phương pháp này còn chú trọng xây dựng mối liên kết tình cảm giữa phụ huynh và trẻ, tạo môi trường học tập yêu thương và hỗ trợ.

    Giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp Shichida

    Giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp Shichida

    Các hoạt động trong phương pháp Shichida bao gồm luyện tập thị giác để cải thiện khả năng ghi nhớ và phát triển trí tưởng tượng của bé:

    • Luyện tập thị giác: Tổ chức các bài tập nhận diện hình ảnh nhanh bằng cách sử dụng thẻ hình có nội dung đơn giản như con số, chữ cái, hoặc hình vẽ quen thuộc. Trẻ được xem mỗi thẻ trong khoảng 1-2 giây, sau đó trả lời câu hỏi về nội dung vừa nhìn thấy, chẳng hạn: "Hình vừa rồi là con vật gì?" hoặc "Có bao nhiêu ngôi sao trên thẻ?". 
    • Chơi các trò chơi sáng tạo: Trẻ được khuyến khích tham gia vào các hoạt động sáng tạo như kể chuyện dựa trên một hình ảnh, tạo mô hình từ đất sét, hoặc xếp hình theo trí tưởng tượng của mình.
    • Nghe nhạc cổ điển: Trong các buổi học hoặc giờ chơi, trẻ được nghe các bản nhạc cổ điển nhẹ nhàng như của Mozart hoặc Beethoven. Hoạt động này có thể được kết hợp khi trẻ tham gia vào các hoạt động khác như vẽ tranh hoặc sắp xếp đồ vật. Nhạc cổ điển giúp kích thích não bộ và tạo môi trường học tập thoải mái, hỗ trợ phát triển khả năng tư duy.
    • Các bài tập tập trung ngắn: Trẻ thực hiện các bài tập yêu cầu sự tập trung trong thời gian ngắn, chẳng hạn như xếp hình theo mẫu, ghép cặp các thẻ hình giống nhau, hoặc hoàn thành bức tranh tô màu trong 5-10 phút. Các bài tập này giúp trẻ rèn luyện khả năng duy trì sự chú ý và hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả.

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    • Kích thích não phải, giúp phát triển sáng tạo, trực giác và trí tưởng tượng.
    • Tăng cường khả năng ghi nhớ, nhận thức và tư duy logic.
    • Xây dựng mối liên kết tình cảm bền vững giữa phụ huynh và trẻ.
    • Hỗ trợ sự phát triển toàn diện về trí tuệ và cảm xúc trong giai đoạn vàng của trẻ.
    • Yêu cầu sự kiên nhẫn và tham gia chặt chẽ từ phụ huynh trong quá trình thực hành.
    • Cần sử dụng nhiều tài liệu và thiết bị hỗ trợ, có thể gây tốn kém.
    • Đòi hỏi sự nhất quán trong việc áp dụng, có thể khó duy trì trong môi trường bận rộn.
    • Một số phương pháp có tính lặp lại, dễ gây nhàm chán nếu không được thực hiện linh hoạt.

     

    Phương pháp giáo dục sớm HighScope

    Phương pháp giáo dục sớm HighScope là một mô hình giáo dục được phát triển vào những năm 1960 tại Hoa Kỳ bởi nhà giáo dục David Weikart. Phương pháp này dựa trên quan niệm rằng trẻ em học tập tốt nhất thông qua việc tham gia tích cực vào các hoạt động tự chọn, đồng thời khuyến khích sự chủ động và độc lập trong quá trình học hỏi.

    Một điểm nổi bật của phương pháp HighScope là cấu trúc "Kế hoạch – Thực hiện – Đánh giá", nơi trẻ được hướng dẫn lập kế hoạch các hoạt động, thực hiện chúng và sau đó đánh giá kết quả. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Phương pháp cũng nhấn mạnh việc sử dụng môi trường học tập mở và tài nguyên phong phú để hỗ trợ trẻ học hỏi một cách linh hoạt và hiệu quả.

    Giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp HighScope

    Giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp HighScope

    Các hoạt động trong phương pháp HighScope bao gồm các trò chơi xây dựng, sáng tạo nghệ thuật, hoạt động thể chất và khám phá khoa học.

    • Hoạt động thể chất: Các trò chơi vận động như chạy nhảy, ném bóng, hoặc các bài tập yoga đơn giản được tổ chức để rèn luyện sức khỏe và khả năng phối hợp cơ thể. Một ví dụ cụ thể là tổ chức trò chơi vượt chướng ngại vật, trong đó trẻ phải bò qua đường hầm, nhảy qua vòng, và chạy về đích. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất mà còn nâng cao kỹ năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.
    • Khám phá khoa học: Trẻ được tham gia vào các hoạt động như quan sát sự phát triển của cây trồng, khám phá hiện tượng vật lý như nổi và chìm, hoặc tìm hiểu về các loại côn trùng. Một ví dụ phổ biến là cho trẻ trồng cây trong chậu, quan sát sự phát triển hàng ngày và ghi lại những thay đổi. Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ đặt câu hỏi như: "Tại sao cây cần nước và ánh sáng để lớn?" để khuyến khích tư duy khoa học.
    • Hoạt động nhóm: Trẻ được tham gia vào các dự án nhóm như xây dựng một công trình lớn, tổ chức một buổi diễn kịch, hoặc giải quyết một thử thách chung. Ví dụ, trẻ có thể cùng nhau tạo một bức tranh tường lớn, trong đó mỗi bạn đóng góp một phần. Trong quá trình làm việc, trẻ học cách hợp tác, chia sẻ ý tưởng, và giải quyết mâu thuẫn khi có sự bất đồng.

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    • Giúp trẻ phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.
    • Khuyến khích tính chủ động, độc lập và trách nhiệm trong học tập.
    • Tích hợp các kỹ năng xã hội, cảm xúc và trí tuệ thông qua các hoạt động nhóm.
    • Môi trường học tập linh hoạt, hỗ trợ trẻ học tập theo tốc độ riêng.
    • Đòi hỏi giáo viên có kỹ năng quản lý và hướng dẫn cao.
    • Cần sự kiên nhẫn và thời gian để trẻ tự lập kế hoạch và đánh giá.
    • Khó áp dụng trong các môi trường có nguồn lực hạn chế.
    • Có thể thiếu cấu trúc cố định, gây khó khăn cho phụ huynh trong việc theo dõi tiến trình học tập của trẻ.

     

    Mở ra cánh cửa thế giới bằng tiếng Anh qua phương pháp “đo ni đóng giày”

    Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc thành thạo tiếng Anh đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên cho con làm quen với tiếng Anh ngay từ nhỏ, bởi giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi được xem là thời điểm lý tưởng để phát triển ngôn ngữ. Trong khoảng thời gian này, trẻ có khả năng học hỏi và bắt chước rất nhanh chóng, điều này giúp cải thiện khả năng phát âm, ngữ điệu và vốn từ vựng của bé, từ đó giúp các em nói tiếng Anh một cách tự nhiên như người bản xứ. 

    Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý rằng việc dạy tiếng Anh cho con qua những cách tiếp cận như dịch từng từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay học thuộc lòng là cách học truyền thống sẽ không hiệu quả để giúp trẻ thực sự thành thạo kỹ năng ngôn ngữ.

    Thay vào đó, bố mẹ cần áp dụng phương pháp học đúng đắn để giúp con phát triển toàn diện kỹ năng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho tương lai, nơi những gì con học được hôm nay sẽ là hành trang vững chắc cho mai sau. 

    Nếu các bậc phụ huynh đang tìm kiếm một tổ chức giáo dục tiếng Anh uy tín để giúp bé thành thạo ngoại ngữ, Apollo English sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Với đội ngũ giáo viên 100% người nước ngoài dày dặn kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy hiện đại, Apollo English sẽ giúp bé nâng cao kỹ năng tiếng Anh của mình một cách toàn diện. 

    Duy nhất tại Apollo English, chúng tôi mang đến chương trình Anh ngữ “Đo ni đóng giày”, được thiết kế riêng cho học viên Việt Nam. Dựa trên 30 năm kinh nghiệm cùng hệ sinh thái học tập tiên tiến nhất, chúng tôi không chỉ nhận diện điểm cần cải thiện của từng em mà còn thấu hiểu điểm mạnh và cá tính để từ đó theo sát và điều chỉnh kịp thời. Bằng cách này, chúng tôi giúp học viên tự tin, làm chủ tiếng Anh và phát triển toàn diện.

    Điều khác biệt trong phương pháp “Đo ni đóng giày” tại Apollo English chính là:

    • Chuyên gia: 30 năm kinh nghiệm tại Việt Nam với đội ngũ giáo viên và hệ thống vận hành chuẩn quốc tế được giám sát bởi International House.
    • Sự thấu hiểu: Phương pháp độc quyền và hệ sinh thái học tập hiện đại nhất cho phép theo sát, đánh giá liên tục giúp nhận biết những tiềm năng và điểm cần cải thiện để con được động viên, hỗ trợ kịp thời cùng hệ thống báo cáo học tập rõ ràng, minh bạch.
    • Hệ thống nuôi dưỡng học tập: Dựa vào sự am hiểu được cá nhân hóa, mỗi bước tiến của con đều được cổ vũ và điều chỉnh thông qua môi trường học tập xuyên suốt đồng bộ từ lớp tới nhà giúp con xây dựng thói quen học tập chủ động và tình yêu học hỏi trọn đời.

    Sự uy tín và chất lượng của Apollo English được thể hiện qua những đánh giá tích cực và sự đề xuất từ các chuyên gia giáo dục. Trung tâm tiếng Anh Apollo English cam kết mang đến cho con một chân trời học tập mới và nuôi dưỡng niềm đam mê học tập ngay từ nhỏ.


    *Thông tin được đồng ý tuân theo chính sách bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân.

    Tin mới nhất

    Jun 14,2025
    Apollo English xin giới thiệu đến ba mẹ chương trình "CHÍNH SÁCH 1 GIÁ, TRẢ GÓP LÃI SUẤT 0%"
    Dec 30,2024
    Tổng hợp từ vựng tiếng Anh lớp 5 chuẩn SGK Global Success đầy đủ nhất, giúp bé học tập hiệu quả, nâng cao kỹ năng và tự tin sử dụng tiếng Anh!
    Dec 27,2024
    Tại sao con nên học tiếng Anh cùng Apollo English ngay bây giờ?
    Dec 24,2024
    Bộ bài tập thì hiện tại đơn lớp 6 đầy đủ nhất, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và tự tin làm bài. Kèm đáp án chi tiết, dễ hiểu, phù hợp với mọi trình độ. Tải ngay!
    Dec 24,2024
    Tìm hiểu danh từ đếm được và không đếm được trong tiếng Anh: định nghĩa, ví dụ thực tế và cách phân biệt dễ hiểu. Hướng dẫn chi tiết giúp bạn sử dụng chuẩn xác nhất

    Quan Tâm Nhất

    Jul 28,2024
    Có những người hay có câu cửa miệng rằng: “Tiếng Việt nói còn chưa sõi thì học gì tiếng Anh”. Vốn là bởi họ cũng… sợ tiếng Anh. Chứ với những người thành thạo tiếng Anh thì họ còn tiếc là học tiếng Anh hơi muộn…
    Aug 03,2023
    Học tiếng Anh cho bé 5 tuổi với 5 cách phù hợp tâm lý, sở thích và tiềm năng sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng tiếng Anh nghe, nói, phát âm hiệu quả
    May 25,2023
    Bài viết tổng hợp các từ vựng tiếng Anh dành cho bé theo chủ đề thông dụng, giúp bé liên kết mối quan hệ giữa các từ vựng để học hiệu quả hơn.
    Mar 15,2023
    Lựa chọn khóa học tiếng Anh trực tuyến cho bé theo 3 bí quyết sau sẽ giúp con tiếp thu tốt, duy trì hứng thú học tập và trở nên tự tin, lưu loát khi sử dụng tiếng Anh
    Mar 14,2023
    Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm? NÊN! Vì con có nhiều thời gian để học, phát âm chuẩn xác như người bản xứ, tự tin giao tiếp, cơ hội nghề nghiệp
    Mar 08,2023
    Bài viết giới thiệu 100 mẫu câu học tiếng Anh giao tiếp cho bé cơ bản, giúp bé đầu đời có thể nghe, nói, phát âm tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.

    Tin liên quan

    Học tiếng Anh qua phim hoạt hình giúp bé tiếp thu kiến thức ngoại ngữ theo cách thú vị, giúp bé tăng vốn từ vựng, luyện phát âm và kỹ năng Nghe - Nói
    “Kỳ lạ thật, con mình mới hôm kia thôi còn đòi mua cuốn sách này bằng được, nói là con thích lắm, mẹ mua cho con đi
    Thổi bay nỗi sợ mang tên "chào hỏi"