Số đếm là một trong những kiến thức nền tảng khi trẻ bắt đầu học tiếng Anh. Từ việc đếm đồ chơi, đọc tuổi, hay ghi nhớ số nhà, số điện thoại,... các con số này luôn xuất hiện thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày. Việc nắm chắc từ vựng này không chỉ giúp bé giao tiếp tự tin mà còn xây dựng nền móng vững chắc cho quá trình học tập ngôn ngữ sau này. Trong bài viết này, hãy cùng Apollo English tìm hiểu cách học các số đếm trong tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao, giúp bé dễ dàng áp dụng vào các tình huống thực tế.
Cách đọc và viết số đếm trong tiếng Anh
Số đếm (Cardinal Numbers)
Số đếm (Cardinal Numbers) là dạng số cơ bản dùng để đếm số lượng hoặc biểu thị giá trị. Đây là một phần quan trọng trong việc học tiếng Anh, giúp bé làm quen với các tình huống thực tế như nói về tuổi, số lượng, số điện thoại và giá cả.
Số đếm thường xuyên được sử dụng trong đời sống hằng ngày
- Số từ 1 đến 19: Có cách viết riêng biệt và cần ghi nhớ vì chúng không theo quy tắc ghép từ như các số lớn hơn. Ví dụ, số 5 được viết là "Five" và số 11 là "Eleven". Bạn cần học thuộc từng số trong nhóm này để sử dụng linh hoạt.
- Số từ 20 đến 99: Bạn sẽ ghép phần chục và phần đơn vị lại với nhau bằng dấu gạch nối. Chẳng hạn, số 25 được viết là "Twenty-five" và số 38 là "Thirty-eight". Mỗi số chục như Twenty (20), Thirty (30), Forty (40) sẽ kết hợp với các số từ 1 đến 9 để tạo thành các số đầy đủ.
- Số hàng trăm: Để biểu thị số hàng trăm, thêm từ "hundred" sau số trăm. Nếu số đó có thêm phần lẻ (tức là hàng chục hoặc đơn vị), bạn cần dùng từ "and" để kết nối chúng lại. Ví dụ: 256 = Two hundred and fifty-six.
- Số lớn hơn 100: Bạn chia số thành từng cụm ba chữ số để dễ đọc. Mỗi cụm sẽ được liên kết với các đơn vị lớn như thousand (nghìn), million (triệu), hay billion (tỉ). Lưu ý, bạn cần đọc từ cụm số lớn nhất rồi đến nhỏ nhất theo thứ tự. Ví dụ: 1,234 = One thousand two hundred and thirty-four, hoặc 12,345,678 = Twelve million three hundred forty-five thousand six hundred and seventy-eight.
Số | Tiếng Anh | Phiên âm | Số | Tiếng Anh | Phiên âm | |
0 | Zero | /ˈzɪr.oʊ/ | 50 | Fifty | /ˈfɪf.ti/ | |
1 | One | /wʌn/ | 51 | Fifty-one | /ˈfɪf.ti wʌn/ | |
2 | Two | /tuː/ | 52 | Fifty-two | /ˈfɪf.ti tuː/ | |
3 | Three | /θriː/ | 53 | Fifty-three | /ˈfɪf.ti θriː/ | |
4 | Four | /fɔːr/ | 54 | Fifty-four | /ˈfɪf.ti fɔːr/ | |
5 | Five | /faɪv/ | 55 | Fifty-five | /ˈfɪf.ti faɪv/ | |
6 | Six | /sɪks/ | 56 | Fifty-six | /ˈfɪf.ti sɪks/ | |
7 | Seven | /ˈsɛv.ən/ | 57 | Fifty-seven | /ˈfɪf.ti ˈsɛv.ən/ | |
8 | Eight | /eɪt/ | 58 | Fifty-eight | /ˈfɪf.ti eɪt/ | |
9 | Nine | /naɪn/ | 59 | Fifty-nine | /ˈfɪf.ti naɪn/ | |
10 | Ten | /tɛn/ | 60 | Sixty | /ˈsɪks.ti/ | |
11 | Eleven | /ɪˈlɛv.ən/ | 61 | Sixty-one | /ˈsɪks.ti wʌn/ | |
12 | Twelve | /twɛlv/ | 62 | Sixty-two | /ˈsɪks.ti tuː/ | |
13 | Thirteen | /ˈθɜːrˌtin/ | 63 | Sixty-three | /ˈsɪks.ti θriː/ | |
14 | Fourteen | /ˈfɔːrˌtin/ | 64 | Sixty-four | /ˈsɪks.ti fɔːr/ | |
15 | Fifteen | /ˈfɪfˌtin/ | 65 | Sixty-five | /ˈsɪks.ti faɪv/ | |
16 | Sixteen | /ˈsɪksˌtin/ | 66 | Sixty-six | /ˈsɪks.ti sɪks/ | |
17 | Seventeen | /ˈsɛv.ənˌtin/ | 67 | Sixty-seven | /ˈsɪks.ti ˈsɛv.ən/ | |
18 | Eighteen | /ˈeɪˌtin/ | 68 | Sixty-eight | /ˈsɪks.ti eɪt/ | |
19 | Nineteen | /ˈnaɪnˌtin/ | 69 | Sixty-nine | /ˈsɪks.ti naɪn/ | |
20 | Twenty | /ˈtwɛn.ti/ | 70 | Seventy | /ˈsɛv.ən.ti/ | |
21 | Twenty-one | /ˈtwɛn.ti wʌn/ | 71 | Seventy-one | /ˈsɛv.ən.ti wʌn/ | |
22 | Twenty-two | /ˈtwɛn.ti tuː/ | 72 | Seventy-two | /ˈsɛv.ən.ti tuː/ | |
23 | Twenty-three | /ˈtwɛn.ti θriː/ | 73 | Seventy-three | /ˈsɛv.ən.ti θriː/ | |
24 | Twenty-four | /ˈtwɛn.ti fɔːr/ | 74 | Seventy-four | /ˈsɛv.ən.ti fɔːr/ | |
25 | Twenty-five | /ˈtwɛn.ti faɪv/ | 75 | Seventy-five | /ˈsɛv.ən.ti faɪv/ | |
26 | Twenty-six | /ˈtwɛn.ti sɪks/ | 76 | Seventy-six | /ˈsɛv.ən.ti sɪks/ | |
27 | Twenty-seven | /ˈtwɛn.ti ˈsɛv.ən/ | 77 | Seventy-seven | /ˈsɛv.ən.ti ˈsɛv.ən/ | |
28 | Twenty-eight | /ˈtwɛn.ti eɪt/ | 78 | Seventy-eight | /ˈsɛv.ən.ti eɪt/ | |
29 | Twenty-nine | /ˈtwɛn.ti naɪn/ | 79 | Seventy-nine | /ˈsɛv.ən.ti naɪn/ | |
30 | Thirty | /ˈθɜːr.ti/ | 80 | Eighty | /ˈeɪ.ti/ | |
31 | Thirty-one | /ˈθɜːr.ti wʌn/ | 81 | Eighty-one | /ˈeɪ.ti wʌn/ | |
32 | Thirty-two | /ˈθɜːr.ti tuː/ | 82 | Eighty-two | /ˈeɪ.ti tuː/ | |
33 | Thirty-three | /ˈθɜːr.ti θriː/ | 83 | Eighty-three | /ˈeɪ.ti θriː/ | |
34 | Thirty-four | /ˈθɜːr.ti fɔːr/ | 84 | Eighty-four | /ˈeɪ.ti fɔːr/ | |
35 | Thirty-five | /ˈθɜːr.ti faɪv/ | 85 | Eighty-five | /ˈeɪ.ti faɪv/ | |
36 | Thirty-six | /ˈθɜːr.ti sɪks/ | 86 | Eighty-six | /ˈeɪ.ti sɪks/ | |
37 | Thirty-seven | /ˈθɜːr.ti ˈsɛv.ən/ | 87 | Eighty-seven | /ˈeɪ.ti ˈsɛv.ən/ | |
38 | Thirty-eight | /ˈθɜːr.ti eɪt/ | 88 | Eighty-eight | /ˈeɪ.ti eɪt/ | |
39 | Thirty-nine | /ˈθɜːr.ti naɪn/ | 89 | Eighty-nine | /ˈeɪ.ti naɪn/ | |
40 | Forty | /ˈfɔːr.ti/ | 90 | Ninety | /ˈnaɪn.ti/ | |
41 | Forty-one | /ˈfɔːr.ti wʌn/ | 91 | Ninety-one | /ˈnaɪn.ti wʌn/ | |
42 | Forty-two | /ˈfɔːr.ti tuː/ | 92 | Ninety-two | /ˈnaɪn.ti tuː/ | |
43 | Forty-three | /ˈfɔːr.ti θriː/ | 93 | Ninety-three | /ˈnaɪn.ti θriː/ | |
44 | Forty-four | /ˈfɔːr.ti fɔːr/ | 94 | Ninety-four | /ˈnaɪn.ti fɔːr/ | |
45 | Forty-five | /ˈfɔːr.ti faɪv/ | 95 | Ninety-five | /ˈnaɪn.ti faɪv/ | |
46 | Forty-six | /ˈfɔːr.ti sɪks/ | 96 | Ninety-six | /ˈnaɪn.ti sɪks/ | |
47 | Forty-seven | /ˈfɔːr.ti ˈsɛv.ən/ | 97 | Ninety-seven | /ˈnaɪn.ti ˈsɛv.ən/ | |
48 | Forty-eight | /ˈfɔːr.ti eɪt/ | 98 | Ninety-eight | /ˈnaɪn.ti eɪt/ | |
49 | Forty-nine | /ˈfɔːr.ti naɪn/ | 99 | Ninety-nine | /ˈnaɪn.ti naɪn/ | |
100 | One hundred | /wʌn ˈhʌn.drəd/ |
Việc dạy trẻ học số đếm tiếng Anh sẽ hiệu quả hơn nếu được kết hợp với các hoạt động thực tế và trò chơi thú vị. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách giới thiệu các con số từ 1 đến 10 thông qua đồ vật quen thuộc như bút, quả bóng, hoặc bánh kẹo. Ví dụ, bạn đưa cho bé 3 quả táo và hỏi: "How many apples do you have?" rồi hướng dẫn bé trả lời: "Three apples.". Sau đó, bạn tiếp tục tăng dần phạm vi số lên 20, 50, hoặc 100 bằng cách lặp lại và thực hành thường xuyên.
Để bé nhớ lâu hơn, bạn có thể sử dụng bài hát hoặc video hoạt hình chó chủ đề về số đếm như "One, Two, Three, Four, Five" giúp bé làm quen với cách phát âm.
Số thứ tự (Ordinal Numbers)
Khác với số đếm, số thứ tự (Ordinal Numbers) trong tiếng Anh được dùng để xác định vị trí, thứ hạng, hoặc thứ tự của một vật thể hay sự kiện. Chúng thường xuất hiện trong các ngữ cảnh như ngày tháng, bảng xếp hạng, chỉ dẫn, hoặc mô tả vị trí. Hiểu cách đọc và viết số thứ tự sẽ giúp bạn giao tiếp tự nhiên hơn và chính xác trong nhiều tình huống thực tế.
Số thứ tự xuất hiện trong ngày tháng, bảng xếp hạng, chỉ dẫn, hoặc mô tả vị trí
Nhóm bất quy tắc: sẽ bao gồm những trường hợp đặc biệt, thường là các số đầu tiên và một vài ngoại lệ khi viết cần chú ý.
Nhóm | Số thứ tự | Cách viết | Phiên âm | Ví dụ |
1. Các số đầu tiên bất quy tắc (Khác với cách đọc của số đếm) | 1st | First | /fɝːst/ | She is the first in her class. |
2nd | Second | /ˈsek.ənd/ | I came in second place. | |
3rd | Third | /θɝːd/ | He finished third in the race. | |
2. Các ngoại lệ đặc biệt khác (Khi viết các chữ có âm cuối là "ve" hoặc “e” bị bỏ và thay bằng "fth" hoặc "th") | 5th | Fifth | /fɪfθ/ | Today is the fifth of May. |
9th | Ninth | /naɪnθ/ | She is in the ninth grade. | |
12th | Twelfth | /twelfθ/ | This is my twelfth attempt. | |
3. Các số kết thúc bằng 1, 2, 3 sẽ được viết dưới dạng sau: - st: Dùng cho các số kết thúc bằng 1 (1st, 21st, 31st,...). - nd: Dùng cho các số kết thúc bằng 2 (2nd, 22nd, 32nd,...). - rd: Dùng cho các số kết thúc bằng 3 (3rd, 23rd, 33rd,...). | 21st | Twenty-first | /ˈtwɛn.ti ˈfɝːst/ | Today is the twenty-first of June. |
32nd | Thirty-second | /ˈθɝː.ti ˈsek.ənd/ | This is the thirty-second page. | |
43rd | Forty-third | /ˈfɔːr.ti ˈθɝːd/ | The forty-third chapter is amazing. | |
4. Số kết thúc bằng "ty" (Chữ "y" trong "ty" được thay bằng "ieth" với các số hàng chục tròn) | 20th | Twentieth | /ˈtwɛn.ti.əθ/ | The twentieth century was a time of great change. |
30th | Thirtieth | /ˈθɝː.ti.əθ/ | This is my thirtieth birthday. | |
40th | Fortieth | /ˈfɔːr.ti.əθ/ | The fortieth anniversary of the event was celebrated. |
Để dạy bé học từ vựng số thứ tự tiếng Anh hiệu quả, bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách tạo ra các tình huống thực tế và thú vị để bé dễ dàng tiếp thu. Ví dụ, khi chơi xếp hàng đồ chơi, bạn có thể hỏi: "Which teddy bear is first?" và hướng dẫn bé trả lời: "The brown teddy bear is first.". Sau đó, tiếp tục hỏi về các vị trí khác như "What is the second car in the line?" để bé làm quen với từ vựng "second", "third" và các số thứ tự khác.
Các dạng số đặc biệt trong tiếng Anh thông dụng
Số thập phân
Số thập phân được biểu thị bằng dấu chấm (.) và được đọc như sau:
- Phần trước dấu chấm: Đọc như số nguyên.
- Phần sau dấu chấm (point): Đọc từng chữ số riêng lẻ.
Ví dụ:
- 3.14 → Three point one four
- 0.07 → Zero point zero seven
Dạng số thập phân trong tiếng Anh
Để giúp bé thực hành học số thập phân tiếng Anh một cách hiệu quả, bố mẹ có thể tận dụng các tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ khi đi siêu thị, bố mẹ chỉ vào giá của một gói bánh có ghi "12.75" và yêu cầu bé đọc lớn số này. Cụ thể, bố mẹ hãy hướng dẫn bé bắt đầu bằng cách đọc phần nguyên trước “twelve”, sau đó đọc dấu thập phân là "point" và cuối cùng đọc từng chữ số sau dấu chấm là "seven five". Bé sẽ đọc hoàn chỉnh là "twelve point seven five".
Phân số
Phân số (Fractions) là dạng số được sử dụng để biểu thị một phần của một tổng thể hoặc chia một đơn vị thành các phần nhỏ hơn. Trong tiếng Anh, cách đọc phân số phụ thuộc vào tử số (phần trên) và mẫu số (phần dưới), với một số quy tắc cụ thể.
Bước | Cách đọc | Ví dụ |
1. Tử số | Đọc như số đếm thông thường. | 1/2 → one half |
2. Mẫu số | - Từ 2 đến 10: Đọc dạng số thứ tự. Nếu tử số lớn hơn 1, thêm đuôi -s vào mẫu số để biểu thị số nhiều. | 1/3 → "one third" 2/5 → "two fifths" 3/8 → "three eighths" |
- Lớn hơn 10: Sử dụng "over" để nối tử số và mẫu số. | 15/35 → "fifteen over thirty-five" 17/25 → "seventeen over twenty-five” | |
3. Các trường hợp đặc biệt | 1/2 → "a half" | |
1/4 → "a quarter" | ||
3/4 → "three quarters" |
Phân số là dạng số được sử dụng để biểu thị một phần của một tổng thể
Để giúp bé hiểu và ghi nhớ cách đọc phân số trong tiếng Anh, bố mẹ có thể sử dụng những tình huống quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Một ví dụ điển hình là khi bạn chia một chiếc bánh pizza thành 4 phần bằng nhau. Sau đó, bạn hỏi bé: "Nếu con ăn một phần trong số đó, con sẽ gọi phần bánh này là gì?". Cuối cùng, bố mẹ hãy hướng dẫn bé trả lời là "One quarter hoặc A quarter", giải thích rằng một phần tư bánh được gọi là như vậy trong tiếng Anh.
Phần trăm
Phần trăm (Percentages) là một khái niệm biểu thị tỷ lệ trên tổng số 100, được sử dụng phổ biến trong toán học, kinh tế và nhiều tình huống thực tế như chiết khấu, tỷ lệ tăng trưởng, hay kết quả khảo sát. Trong tiếng Anh, cách đọc và viết phần trăm rất đơn giản và dễ hiểu. Bạn chỉ cần đọc số như bình thường và thêm từ "percent" (%) ngay sau số.
Ví dụ:
- 50% → "Fifty percent"
- 99.9% → "Ninety-nine point nine percent"
Phần trăm thường xuất hiện trong các bối cảnh quen thuộc như mua sắm (20% off nghĩa là giảm giá 20%), thành tích học tập (You scored 85% on your test – Con đạt 85% bài kiểm tra), hoặc tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (The economy grew by 10% – Kinh tế tăng trưởng 10%).
Phần trăm được sử dụng phổ biến trong toán học, kinh tế
Để dạy bé cách đọc số phần trăm bằng tiếng Anh, bố mẹ có thể lồng ghép bài học vào các tình huống quen thuộc. Chẳng hạn, khi đi dạo trong trung tâm thương mại, bạn chỉ vào một bộ quần áo có nhãn giảm giá ghi "50%" và hỏi bé: "How do you read this in English?". Sau đó, nhẹ nhàng hướng dẫn bé đọc phần số "fifty" trước, rồi thêm từ "percent" vào sau, tạo thành câu hoàn chỉnh: "Fifty percent".
Giá tiền
Giá tiền (Monetary Values) là một phần quan trọng trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt trong mua sắm, kinh doanh, và du lịch. Trong tiếng Anh, việc đọc và viết giá tiền đòi hỏi sự chính xác và tuân theo các quy tắc nhất định.
- Số tròn: Đối với các số tròn (không có phần lẻ), đọc số nguyên trước, sau đó là đơn vị tiền tệ. Ví dụ: $10 → "Ten dollars" hoặc £50 → "Fifty pounds"
- Số có phần lẻ: Nếu giá tiền có phần lẻ (thường là số thập phân), đọc số nguyên trước, sau đó dùng từ "and" hoặc "point" để nối phần lẻ. Ví dụ: $5.75 → "Five dollars and seventy-five cents"
- Không có phần nguyên: Nếu giá tiền nhỏ hơn 1, đọc "zero" hoặc trực tiếp phần lẻ kèm đơn vị. Ví dụ: $0.50 → "Fifty cents" hoặc €0.25 → "Twenty-five cents".
Hướng dẫn bé đọc mệnh giá tiền khi mua một món đồ
Để giúp bé học cách đọc giá tiền bằng tiếng Anh, bố mẹ có thể đưa ra các bài tập thực tế. Ví dụ, khi đi siêu thị, bạn chỉ vào giá của một món đồ và hỏi: "How do you say this in English?". Nếu giá là $12.99, hướng dẫn bé đọc là: "Twelve dollars and ninety-nine cents".
Ngoài ra, bạn cũng có thể chơi trò đóng vai, giả làm người bán hàng và người mua hàng. Hỏi bé: "How much is this?", để bé trả lời bằng cách đọc giá tiền, giúp bé luyện tập vừa học vừa chơi, tạo thêm niềm vui trong quá trình học tiếng Anh.
Mở ra cánh cửa thế giới bằng tiếng Anh qua phương pháp “Đo ni đóng giày”
Qua các quy tắc đọc và viết học số đếm tiếng Anh mà Apollo English gợi ý, bố mẹ có thể nhận ra rằng việc học ngôn ngữ không nên chỉ dừng lại ở việc liệt kê hay học thuộc lòng các con số một cách “máy móc”. Những cách tiếp cận như dịch từng từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay học thuộc lòng là cách học truyền thống sẽ không hiệu quả để giúp trẻ thực sự thành thạo kỹ năng ngôn ngữ.
Thay vào đó, bố mẹ cần áp dụng phương pháp học đúng đắn để giúp con phát triển toàn diện kỹ năng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho tương lai, nơi những gì con học được hôm nay sẽ là hành trang vững chắc cho mai sau.
Nếu các bậc phụ huynh đang tìm kiếm một tổ chức giáo dục tiếng Anh uy tín để giúp bé thành thạo ngoại ngữ, Apollo English sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Với đội ngũ giáo viên 100% người nước ngoài dày dặn kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy hiện đại, Apollo English sẽ giúp bé nâng cao kỹ năng tiếng Anh của mình một cách toàn diện.
Duy nhất tại Apollo English, chúng tôi mang đến chương trình Anh ngữ “Đo ni đóng giày”, được thiết kế riêng cho học viên Việt Nam. Dựa trên 30 năm kinh nghiệm cùng hệ sinh thái học tập tiên tiến nhất, chúng tôi không chỉ nhận diện điểm cần cải thiện của từng em mà còn thấu hiểu điểm mạnh và cá tính để từ đó theo sát và điều chỉnh kịp thời. Bằng cách này, chúng tôi giúp học viên tự tin, làm chủ tiếng Anh và phát triển toàn diện.
Điều khác biệt trong phương pháp “Đo ni đóng giày” tại Apollo English chính là:
- Chuyên gia: 30 năm kinh nghiệm tại Việt Nam với đội ngũ giáo viên và hệ thống vận hành chuẩn quốc tế được giám sát bởi International House.
- Sự thấu hiểu: Phương pháp độc quyền và hệ sinh thái học tập hiện đại nhất cho phép theo sát, đánh giá liên tục giúp nhận biết những tiềm năng và điểm cần cải thiện để con được động viên, hỗ trợ kịp thời cùng hệ thống báo cáo học tập rõ ràng, minh bạch.
- Hệ thống nuôi dưỡng học tập: Dựa vào sự am hiểu được cá nhân hóa, mỗi bước tiến của con đều được cổ vũ và điều chỉnh thông qua môi trường học tập xuyên suốt đồng bộ từ lớp tới nhà giúp con xây dựng thói quen học tập chủ động và tình yêu học hỏi trọn đời.
Tại Apollo chúng tôi không chỉ dạy tiếng Anh, mà thông qua tiếng Anh chúng tôi giúp con phát triển các kỹ năng, kiến thức, sự tự tin làm nền tảng cho sự thành công của chính con sau này. Sự uy tín và chất lượng của Apollo English được thể hiện qua những đánh giá tích cực và sự đề xuất từ các chuyên gia giáo dục. Trung tâm tiếng Anh Apollo English cam kết mang đến cho con một chân trời học tập mới và nuôi dưỡng niềm đam mê học tập ngay từ nhỏ.